20/07/2020 14:07:32 | 853 lượt xem
Đi chùa là một trong những nét tín ngưỡng tâm linh đẹp của người Việt. Nhiều người quan niệm rằng đi chùa đầu năm, mùng 1 và ngày rằm hàng tháng để cầu vận may mắn, bình an về cho gia đình. Cùng xemtuoihopnhau.com tìm hiểu kỹ hơn về văn khấn tại chùa nhé.
Chùa được xem là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa đẹp của người Vật Nam ta ngàn đời.
Phong tục tập quán cổ truyền quan niệm rằng cứ đến ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, mọi người dân Việt sẽ sắp xếp công việc để đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên. Họ cầu cho gặp may cầu cho mạnh khoẻ, sống lâu, mọi trở ngại tai ương đều qua khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yêu vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang. Mọi người không chỉ cầu cho bản thân, cho gia đình mà còn cầu cho những người sống ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ.
Lưu ý dâng hương tại các Chùa chỉ được phép sắm lễ chay. Lễ chay thông thường bao gồm: hương nhang, hoa tươi không bầm dập, bánh, oản phẩm, xôi chè… Tuyệt đối không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn) hay thịt sống, giò, chả….
Nếu trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu thì có thể sắm thêm lễ mặn. Tín chủ chỉ được phép dâng ở khu vực thờ tự đó mà thôi. Không được phép dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện Phật tử chỉ được phép dâng lễ chay, lễ tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
Đến chùa không nên mang theo vàng mã, tiền vàng thỏi bạc để dâng, lễ Phật tại Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
Không nên đặt tiền âm phủ, thỏi bạc, thoi vàng ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Tiền mặt công đức nên đặt vào hòm công đức các khu vực tại Chùa.
Hoa tươi lễ Phật nên chọn những loại hoa thanh khiết như: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… các loại hoa tạp, hoa dại không nên sử dụng tại ban lễ này.
Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa, Phật tử nên chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện, bố thí, tình nguyện nhiều.
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ….. (Âm lịch)
Tín chủ con là ………………
Ngụ tại …………………….
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …………… (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
Xem thêm bài viết VĂN KHẤN RẰM THÁNG GIÊNG – TẾT NGUYÊN TIÊU ĐẦY ĐỦ