Văn khấn lễ Phật khi đi chùa dành cho quý tín đồ Phật tử

20/07/2020 14:07:32 | 666 lượt xem

Đi chùa lễ Phật là nét đẹp trong phong tục cổ truyền người Việt. Cứ đến ngày rằm và mùng 1 hàng tháng, từ trên khắp mọi miền tổ quốc, người người không hẹn mà cùng nhau nô nức về chùa trẩy hội, lễ Phật cầu bình an, may mắn. Cùng xemtuoihopnhau.com tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩa việc đi chùa và văn khấn lễ Phật qua bài viết này nhé.

Ý nghĩa việc đi chùa lễ phật

Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo phong tục, truyền thống từ gia đình. Nhiều nhà theo Phật giao đi lễ chùa thường xuyên, từ đời này sang đời khác, trở thành truyền thống gia đình. Họ đi đến chùa để cầu xin từ chuyện cầu bình an, sức khỏe đến việc mong “trời Phật phù hộ” cho kết quả học tập của con cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán sẽ thuận lợi và ngày càng tốt hơn. Thường lệ, cứ đến mùng 1 hoặc ngày Rằm háng tháng (lịch âm) hoặc các ngày lễ Phật đản, mọi người sẽ đến chùa lễ phật.

Nhiều người đến chùa tìm chốn thanh tịnh, giãi bày khi gặp phải vấn đề khúc mắc trong cuộc sống như khi thi trượt, đau khổ vì chia tay người yêu, thất nghiệp,… Khi ấy họ không tự mình giải quyết được khó khăn, rơi vào trạng thái khủng hoảng, bế tắc. Họ đến chùa với mong muốn bình tâm trở lại, đôi khi việc đi chùa còn giúp họ tìm thấy được con đường hay nói cách khác là cách giải quyết những trăn trở của mình.

Nhiều năm gần đây, nhiều bạn trẻ đến chùa không chỉ tìm chốn thanh tịnh nữa mà còn để cầu duyên se mối. Tuy nhiên, mọi người không nên quá lạm dụng việc này. Bởi khi cầu duyên không thành các bạn trẻ dù mới ở độ tuổi đôi mươi đã rủ nhau đi cắt tình duyên. Như một vòng luẩn quẩn cứ đi từ chùa này đến chùa khác xin làm các khóa lễ mà không biết được mọi sự trên đời đều bởi do nhân quả. Mọi chuyện tự khắc vốn đã có an bài, không phải cầu mà có được.

Lễ vật khi đi chùa và cách cúng giường tam bảo

Theo phong tục cổ truyền, đến chùa lễ Phật nên mang theo lễ mọn để tỏ lòng thành kính. Lễ có thể to, nhỏ, sang, hèn,  nhưng bắt buộc phải có lễ để các ngài chứng cho. Mặc dù ở những nơi này thờ Phật, Bồ Tát, chư vị Hiền Thánh, Thần linh… nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,…  để dâng cũng được.

  • Lễ Chay thường bao gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản,… dùng để lễ Phật, Bồ Tát.

Sau khi lễ ban tam bảo và hạ lễ

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, quý tín đồ, Phật tử có thể đi dạo, vãn cảnh quanh chùa, chiêm ngưỡng cảnh sắc, không gian thanh tịnh nơi đây.

Bạn có thể thắp thêm một tuần nhanh nữa sau khi tuần nhang đầu đã hết. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. Chỉ dâng cúng những ban khác sau khi đã hóa sớ. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.

Văn khấn lễ phật khi đi chùa dành cho tín đồ phật tử

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày …. tháng …. năm ………………….

Tín chủ con là ………………

Ngụ tại ……………….

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa.

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp

Nghiệp chướng nặng nề

Nay đến trước Phật đài

Thành tâm sám hối

Thề Tránh điều dữ

Nguyện làm việc lành

Ngửa trông ơn Phật

Quán Âm Đại sỹ

Chư Thánh hiền Tăng

Thiên Long Bát bộ

Hộ pháp Thiên thần

Từ bi gia hội

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!(3 lạy).

Xem thêm bài viết: BÀI VĂN KHẤN MÙNG 1 TẾT – CÚNG THẦN LINH VÀ GIA TIÊN NGÀY MÙNG 1 TẾT.

BÌNH LUẬN: