Văn khấn 30 tết cổ truyền chuẩn xác nhất

20/07/2020 14:07:21 | 603 lượt xem

Tết cổ truyền là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Ngày lễ chứa đựng tinh hoa văn hóa dân tộc Việt. Thông thường, người ta sẽ cúng lễ tất niên đầu tiên để chào tạm biệt năm cũ. Mọi gia đình phải chuẩn bị mâm lễ cúng và bài văn khấn 30 Tết cổ truyền cho nghi lễ này. Cùng xemtuoihopnhau.com tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Ý nghĩa văn khấn 30 tết

Theo phong tục truyền thống văn hóa Việt, cúng tất niên vào chiều 30 Tết là nét đẹp được lưu truyền từ ngàn đời nay. Đây là dịp con cháu tri ân tổ tiên đã phù hộ cho gia đình trong năm qua làm ăn thuận lợi, học hành tấn tới,…. Ngoài ra, bữa cơm tất niên còn là dịp toàn gia tề tựu đông đủ, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.

Bữa cơm tất niên chiều 30 Tết là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình, mọi người cùng ôn lại những kỷ niệm vui buồn của năm cũ để chuẩn bị bước sang năm mới tràn đầy hy vọng mọi sự sẽ hanh thông tốt đẹp. Vì vậy, cứ chiều 30 Tết là nhà nhà đều chuẩn bị chu đáo để tiễn năm cũ, đón xuân mới.

Quan điểm cũ cho rằng gia đình nào càng đông vui con cháu về tề tựu, sum vầy, phúc lộc càng đầy, càng có nhiều may mắn. Mỗi nhà đều chuẩn bị cho riêng mình câu đối đỏ, treo trang trọng hai bên bàn thờ gia tiên, năm nào cũng được viết lại cho mới.

Cỗ cúng tất niên tùy theo vùng miền, mỗi nơi mỗi khác, nhưng nhất thiết phải có đủ bánh chưng, dưa hành, giò lụa, nem rán, thịt đông,… Trên bàn thờ tổ tiên không thể thiếu ngũ quả, các đồ lễ đều phải tươi tốt. Một số vùng có thêm câu đối đỏ, “gậy ông vải” (là 2 đôi mía còn đủ cả ngọn, lá tươi tốt, buộc khum vào nhau ở hai bên bàn thờ). Đặc biệt, trước khi cúng tất niên, cả gia đình đều phải có mặt, thành tâm kính lễ.

Lễ cúng ngày 30 tết

Mâm lễ cúng trong ngày lễ tất niên 30 Tết thường bao gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét),… Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.

Bữa cơm tất niên được chuẩn bị thịnh soạn. Tùy từng điều kiện mỗi gia đình mà mâm lễ khác nhau. Trong bữa cơm tất niên, tất cả mọi thành viên trong gia đình đều phải có mặt đông đủ, người ta nói nhiều chuyện vui vẻ đã qua, động viên nhau cố gắng, cùng nhau tạo nên không khí ấm cúng trong những ngày se lạnh này.

Xem thêm bài văn khấn ông Công ông Táo và nghi lễ tổ chức qua bài viết: Bài Văn khấn Ông Công – Ông Táo 23 tháng Chạp Âm lịch.

Văn khấn 30 tết cổ truyền chính xác

“Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!(3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

– Con kính lạy HoàngThiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn phần.

– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.

– Con kính lạy Chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …………

Hôm nay là ngày ……. tháng chạp năm …….

Tín chủ (chúng) con là: …………………

Ngụ tại: …………………

Trước án kính cẩn thưa trình:

Đông tàn sắp hết

Năm kiệt tháng cùng

Xuân tiết gần kề

Minh niên sắp tới

Hôm nay là ngày ……. tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị Tôn thần, liệt vị Gia tiên, Bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, Phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!” (3 lạy)

Xem thêm văn khấn Tết qua bài viết: Bài văn khấn mùng 1 Tết – Cúng thần linh và gia tiên mùng 1 Tết.

BÌNH LUẬN: